Việc tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 02 cấp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, xuất phát từ tầm nhìn chiến lược phát triển lâu dài của đất nước.
Thực tiễn, chính quyền địa phương ở nước ta có quá trình hình thành, phát triển gắn với quá trình tổ chức đơn vị hành chính 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) ổn định xuyên suốt từ thời kỳ đầu thành lập nước đến nay, cơ bản bảo đảm sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của mỗi đơn vị hành chính. Tuy nhiên, việc chia nhỏ đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 03 cấp cũng phát sinh nhiều bất cập, làm phân tán các nguồn lực, không phát huy được hết lợi thế, tiềm năng phát triển của các địa phương; làm tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp.
Trên cơ sở thực tiễn tổ chức đơn vị hành chính các cấp thời gian qua và kết quả tích cực của công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn 2023 - 2025; để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương trong kỷ nguyên mới của đất nước, phù hợp với xu thế chung của thế giới, ngày 14/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp”.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Quan điểm, mục tiêu
(1) Quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(2) Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị; quá trình thực hiện phải thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, hiệu quả, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(3) Kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; có tầm nhìn dài hạn, bảo đảm ổn định lâu dài; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các địa phương, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; làm cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.
(4) Bảo đảm sự thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân.
2. Nguyên tắc sắp xếp
(1) Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ngoài các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật, cần cân nhắc thấu đáo các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí, điều kiện địa lý; quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.
(2) Đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của đơn vị hành chính sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới…
(3) Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, bảo đảm tinh gọn, giảm cấp trung gian; xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cấp xã vững mạnh, gần dân, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
3. Nguyên tắc xác định tên gọi
(1) Việc đặt tên cho đơn vị hành chính sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
(2) Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp.
(3) Tên gọi của đơn vị hành chính mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
(4) Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.
(5) Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập.
4. Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị
(1) Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của 01 trong số các đơn vị hành chính hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.
(2) Trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển, dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.
(3) Trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh.
Sau khi đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển.
(4) Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương.
III. TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Tiêu chí
(1) Diện tích tự nhiên
Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên không đạt 100% tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể:
Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: Diện tích tự nhiên dưới 5.000 km2.
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù (đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng): Diện tích tự nhiên dưới 3.500 km2.
(2) Quy mô dân số
Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có quy mô dân số không đạt 100% tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể:
Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: Quy mô dân số dưới 1.400.000 người;
Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù (Tỉnh đồng bằng có biên giới quốc gia trên đất liền và có 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số): Quy mô dân số dưới 700.000 người.
(3) Lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc
Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.
(4) Địa kinh tế
Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.
(5) Địa chính trị
Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
(6) Quốc phòng, an ninh
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.
Trường hợp việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các tiêu chí của đơn vị hành chính cấp tỉnh nêu trên thì không xem xét điều kiện và không đánh giá tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
2. Phương án sắp xếp, sáp nhập
Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội), Trung ương đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (gồm: 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó có 11 đơn vị hành chính không thực hiện sáp nhập; các đơn vị hành chính còn lại sáp nhập thành 23 tỉnh, theo đó Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
(3) Về dự thảo Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo Đảng ủy UBND tỉnh bám sát nội dung Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương, các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Nội vụ để chỉ đạo, triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Bình, các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Thái Bình trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện. Về nguyên tắc, tổ chức bộ máy thực hiện hợp nhất theo chiều ngang tương ứng.
IV. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Nguyên tắc tổ chức sắp xếp
(1) Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị xã; quận; huyện; thị trấn).
(2) Đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt nhất.
(3) Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là xã.
(4) Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu.
(5) Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
(6) Không bắt buộc sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp xã có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối với các đơn vị hành chính liền kề hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
(7) Tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm còn khoảng 60 - 70% so với số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách, chênh lệch lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.
2. Về tiêu chuẩn
(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc xã miền núi, vùng cao có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn.
(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định mà không thuộc trường hợp quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm
Từ 10 xã và 01 thị trấn sắp xếp thành 03 đơn vị hành chính gồm:
1- Đơn vị hành chính số 1, gồm: 05 đơn vị là: Thị trấn Như Quỳnh và các xã Tân Quang, Lạc Hồng, Đình Dù, Trưng Trắc. Dự kiến tên gọi: Xã Như Quỳnh, Trụ sở: Tại Trụ sở Huyện ủy – HĐND, UBND huyện hiện nay.
2- Đơn vị hành chính số 2, gồm 03 đơn vị là: xã Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải. Dự kiến tên gọi: Xã Lạc Đạo. Trụ sở: Tại trụ sở Đảng uỷ - UBND xã Chỉ Đạo
3- Đơn vị hành chính số 3, gồm 03 đơn vị là: xã Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài Dự kiến tên gọi Xã Đại Đồng. Trụ sở: Tại trụ sở Đảng uỷ - UBND xã Đại Đồng
Cụ thể như sau:
3.1. Xã Như Quỳnh: Thành lập xã Như Quỳnh trên cơ sở nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 05 xã, thị trấn thuộc huyện Văn Lâm: xã Tân Quang có diện tích tự nhiên là 6,01 km2, quy mô dân số là 16.526 người; thị trấn Như Quỳnh có diện tích tự nhiên là 7,05 km2, quy mô dân số là 23.625 người; xã Đình Dù có diện tích tự nhiên là 4,096 km2, quy mô dân số là 11.520 người (chuyển 0,354 km2 và 171 nhân khẩu của thôn Đồng Xá, xã Đình Dù về xã Đại Đồng); xã Lạc Hồng có diện tích tự nhiên là 5,23 km2, quy mô dân số là 14.321 người và xã Trưng Trắc có diện tích tự nhiên là 4,93 km2, quy mô dân số là 11.711 người.
a) Kết quả sau sắp xếp
Sau khi sáp nhập thì xã Như Quỳnh có:
- Diện tích tự nhiên: 27,32 km2 (đạt 130,08% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 77.703 người (đạt 485,64% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Như Quỳnh giáp với huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (hiện hữu); các xã, phường: Lạc Đạo, Mỹ Hào, Nguyễn Văn Linh và Nghĩa Trụ.
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC (là ĐVHC có vị trí trung tâm): Trụ sở Huyện ủy – HĐND, UBND huyện hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC: Các xã, thị trấn: Tân Quang, thị trấn Như Quỳnh, Đình Dù, Lạc Hồng, Trưng Trắc là 05 ĐVHC cấp xã có địa giới hành chính liền kề; kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện cho phát triển KTXH; có nét tương đồng về lịch sử văn hoá, truyền thống của địa phương, đảm bảo kết nối hạ tầng đô thị, quản lý của chính quyền đô thị, tạo không gian phát triển; đảm bảo không tăng biên chế. Việc sắp xếp, sáp nhập 05 xã, thị trấn trên nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp ĐVHC;là cần thiết để mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa cao, tạo điều kiện để mở rộng không gian phát triển đô thị; góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; là điều kiện để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
c) Về văn hóa – lịch sử
Về lịch sử: Vùng đất Văn Lâm gồm một số tổng của huyện Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Lang Tài thuộc phủ Thuận An (1862 đổi là Thuận Thành),
Từ Gia Lâm có 3 tổng( Trong đó có 2 Tổng là Tổng Như Kinh và Tổng Nghĩa Trai):
- Tổng Như Kinh, 6 xã: Như Kinh, Ngô Xuyên, Hoà Lạc, Ngô Cầu, Cửu Cao, An Xuyên. Nay chính là địa bàn của Thị trấn Như Quỳnh.
- Tổng Nghĩa Trai, 7 xã: Nghĩa Trai, Trai Túc, Cự Sưu, Đình Luân, Tam Dị. Nhạc Lộc, Chí Trung. Nay là Trưng Trắc, Tân Quang
Huyện Văn Giang, có 2 tổng (Trong đó có Tổng Thái Lạc)
- Tổng Thái Lạc gồm: An Lạc, Đình Dù, Hoàng Nha, Hương Lãng Hương Lãng (gồm 3 thôn: Phượng Trì, Vân Tự, Khách Đình), Ngải Dương, Nhạc Miếu, Ôn Xá, Thái Lạc, Thanh Đặng (làng Ngà), Thanh Khê, Thị Trung. Nay là Lạc Hồng, Đình Dù, Minh Hải, Trưng Trắc.
- Như Quỳnh là thị trấn của huyện Văn Lâm, trước đây NQ thuộc tổng Như Kinh, có bề dày truyền thống văn hoá v lịch sử lâu đời, nơi có nguyên phi Ỷ Lan....
Như vậy, Thị trấn Như Quỳnh và 4 xã (Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Hồng) đều nằm gọn trong Tổng Như Kinh[1], Nghĩa Trai và Thái Lạc, đây là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời và bề dày truyền thống lịch sử….
Về Văn hoá: Văn hoá ẩm thực, Trang phục, Kiến trúc: Tương đồng, được cấu kết, hình thành và từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá vùng quê bắc Bộ; tinh thần cộng đồng và tình đoàn kết gắn bó của gia đình, hàng xóm được thể hiện qua sự sẻ chia giúp đỡ (từ bắc rạp, kê bàn ghế, mổ lợn, làm giò, chuẩn bị đồ ăn; sửa chữa, kiến thiết nhà cửa; trang phục…)
Tín ngưỡng, Tôn giáo: Tương đồng như: Thờ Thiên thần như: Thần Sấm, Thần Mây, Thần Mưa, Thần Chớp (Tứ pháp) và Thờ Nhân thần: Ỷ Lan. Phật giáo là tôn giáo chính, có ảnh hưởng quan trọng và bền lâu nhất trên địa bàn 5 xã, thị trấn, đạo lý của Phật giáo đã thấm nhuần vào đời sống và tư tưởng của người đân và trở thành những giá trị quý báu đồng thời có nhưng đóng góp quan trọng vào giá trị văn hoá nơi đây.
Phong tục tập quán, phong tục cộng đồng dòng họ, trò chơi dân gian: Có nhiều nét tương đồng như Ma chay, cưới hỏi, tục lệ thờ cúng, Tết hàn thực…
Nhân dân các xã chủ yếu tập trung giao thương, buôn bán tại Chợ Ghênh (Chợ Như Quỳnh), đây cũng là chợ đầu mối lấy hàng để bán lẻ, đồng thời cũng là nơi giao lưu buôn bán chung của các xã trong vùng…
d) Về kinh tế - xã hội
Kể từ ngày 01/9/1999, khi huyện Văn Lâm được thành lập (tái lập huyện), Đảng bộ và Nhân dân huyện đã xác định xây dựng và phát triển huyện thành 02 vùng kinh tế, gồm:
Vùng 1: Gồm 06 đơn vị hành chính là thị trấn Như Quỳnh và 05 xã: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Hồng, Lạc Đạo; đây là khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông, hạ tầng, tiếp giáp với các vùng kinh tế phát triển trong và ngoài tỉnh, như: Gia Lâm, Hà Nội; Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên và Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, Vùng 1 được huyện Văn Lâm xây dựng và phát triển là khu vực Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ. Với các dự án Cụm- Khu công nghiệp; các dự án đô thị- nhà ở- thương mại...
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến thời điểm hiện nay, Khu trung tâm huyện Văn Lâm (vùng 1) là một trong những khu vực phát triển Công nghiệp - Đô thị- Thương mại - Dịch vụ hàng đầu của tỉnh cũng như khu vực lân cận; cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, phục vụ tốt đời sống nhân dân, đảm bảo các tiêu chí đô thị loại III, loại IV được quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị về cơ bản đô thị Văn Lâm đạt tiêu chí đô thị loại III.
Năm 2020, khu vực trung tâm huyện gồm: thị trấn Như Quỳnh và 05 xã: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Hồng, Lạc Đạo được Bộ Xây dựng công nhận là khu vực đạt tiêu chí đô thị loại IV tại Quyết định số 1005/QĐ-BXD ngày 31/7/2020.
Hiện nay, theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh, huyện được phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10/6/2024 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì: Đến năm 2030: Đô thị loại III và huyện Văn Lâm thành Thành phố Văn Lâm (đô thị toàn huyện Văn Lâm);
Với định hướng đó, UBND huyện Văn Lâm đã rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện so với các tiêu chí đô thị loại III được quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị về cơ bản đô thị Văn Lâm đạt tiêu chí đô thị loại III; kết quả đánh giá hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng xã hội huyện Văn Lâm cũng như định hướng phát triển đô thị của Tỉnh, huyện và phù hợp với tình hình sáp nhập xã hiện nay; Huyện ủy, UBND huyện kính đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh bố trí, săp xếp huyện Văn Lâm thành 03 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 01 xã (XÃ NHƯ QUỲNH) gồm 05 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay là thị trấn Như Quỳnh và 05 xã: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, Lạc Hồng; định hướng phát triển xã theo hướng Công nghiệp - Đô thị- Thương mại - Dịch vụ theo xu hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp; Xây dựng khu vực đạt tiêu chí đô thị loại III, trở thành phường thuộc thành phố Hưng Yên.
e) Về tên gọi: Việc xác định tên gọi trước hết phải quan tâm đến nghĩa của tên và các giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống gắn liền với nó…
Như Quỳnh là vùng đất giàu lịch sử truyền thống và văn hoá, lâu đời; trước đây là Tổng Như Kinh (có nghĩa là “Như kinh thành” – đây là vùng đất sầm uất, được vua chúa nhiều lần lui tới; là 01 quý địa, có nhiều huyệt đất tốt, nếu đặt đúng sẽ sinh nhân kiệt). Đây là quê hương của Nguyên Phi Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan 02 lần buông rèm nhiếp chính cùng các Đại thần giữ vững giang sơn.
Như Quỳnh là thị trấn, là thủ phủ của huyện Văn Lâm, công tác xây dựng Đảng, KT – VH phát triển toàn diện, liên kết giao thông giữa các vùng thuận lợi. Là trung tâm phát triển kinh tế, văn háo, giao thương buôn bán.
f) Về trụ sở
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC (là ĐVHC có vị trí trung tâm): Trụ sở Huyện ủy - HĐND, UBND huyện hiện nay.
Xét cơ sở vật chất, hạ tầng; giao thông của huyện và 05 xã, thị trấn thấy: Trụ sở Huyện ủy, UBND huyện là trung tâm của huyện hiện nay, đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng; giao thông thuận lợi; thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Do đó, việc lựa chọn Trụ sở Huyện ủy, UBND huyện là trụ sở làm việc của xã Như Quỳnh sau sáp nhập là phù hợp.
3.2. Xã Lạc Đạo: Thành lập xã Lạc Đạo trên cơ sở nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Văn Lâm: xã Lạc Đạo có diện tích tự nhiên là 8,26 km2, quy mô dân số là 17.794 người (chuyển 0,35 km2 và 190 nhân khẩu của thôn Đồng Xá, xã Lạc Đạo về xã Đại Đồng); xã Chỉ Đạo có diện tích tự nhiên là 6,04 km2, quy mô dân số là 10.698 người và xã Minh Hải có diện tích tự nhiên là 7,92 km2, quy mô dân số là 13.721 người.
a) Kết quả sau sắp xếp
Sau khi sáp nhập thì xã Lạc Đạo có:
- Diện tích tự nhiên: 22,22 km2 (đạt 105,81% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 42.213 người (đạt 263,83% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Lạc Đạo giáp với thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (hiện hữu); các xã, phường: Đại Đồng, Mỹ Hào và Như Quỳnh.
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC (là ĐVHC có vị trí trung tâm): Trụ sở xã Chỉ Đạo hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC: Các xã: Lạc Đạo, Chỉ Đạo và Minh Hải là 03 ĐVHC cấp xã có địa giới hành chính liền kề; kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện cho phát triển KTXH; có nét tương đồng về lịch sử văn hoá, truyền thống của địa phương, đảm bảo kết nối hạ tầng đô thị, quản lý của chính quyền đô thị, tạo không gian phát triển; đảm bảo không tăng biên chế. Việc sắp xếp, sáp nhập 03 xã trên nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp ĐVHC; là cần thiết để mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa cao, tạo điều kiện để mở rộng không gian phát triển đô thị; góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; là điều kiện để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
c) Về văn hoá- lịch sử:
Về lịch sử: Vùng đất Văn Lâm gồm một số tổng của huyện Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Lang Tài thuộc phủ Thuận An (1862 đổi là Thuận Thành),
Lạc Đạo, Minh Hải, Chỉ Đạo đều nằm trong vùng đất cổ đã được khai phá từ thời kỳ dựng nước, là những địa danh có lịch sử phát triển lâu đời. Có truyền thống yêu nước, đạt được nhiều thành tích nổi bật. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, đất và con người nơi đây đã giữ vị trí là an toàn khu góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng để tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lật đổ ách đô hộ bao nhiêu năm của thực dân Pháp trên đất nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước xã đã được đón nhận phần thưởng cao quý. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp thì thời kỳ 1953-1954 diễn ra ác liệt nhất, địch điên cuồng khủng bố, càn quét hàng trăm người dân vô tội bị chết và bị thương, hầu hết các xóm trong xã đều có người dân vô tội bị Pháp bắn chết. Thời gian này, quân và dân 03 xã đã phối hợp với các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện liên tục tiến công địch, đánh địch các trận càn lớn, nhỏ tiêu diệt hàng trăm tên địch, đánh đổ 6 đoàn tàu sắt, phá hủy hàng trăm mét đường giao thông làm ngưng trệ nhiều lần giao thông của địch trên đoạn đường sắt Hà Hải và đường 5. Đoàn kết che chở, nuôi giấu cán bộ Việt Minh, kết nối thông tin liên lạc góp phần đưa Nghị quyết, công tác lãnh đạo của Đảng kịp thời trong thời chiến.
Về Văn hoá:
- Văn hoá ẩm thực, Trang phục, Kiến trúc: Tương đồng, được cấu kết, hình thành và từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá vùng quê Bắc Bộ; tinh thần cộng đồng và tình đoàn kết gắn bó của gia đình, hàng xóm được thể hiện qua sự sẻ chia giúp đỡ nhau, có các làng nghề truyền thống: loa thùng, palet, mũ cối, …
- Tín ngưỡng tương đồng và rất đa dạng, phong phú; Phật giáo là tôn giáo chính, nhân dân trong xã chủ yếu tập trung giao thương, buôn bán tại Chợ Đậu, chợ Hoàng Nha, chợ Lạng, đây cũng là chợ phục vụ nhu cầu của bà con nhân dân trên địa bàn đồng thời cũng là nơi giao lưu buôn bán chung trong vùng…
d) Về Kinh tế - xã hội
- Tiếp tục phát triển đô thị trên địa bàn toàn huyện theo quy hoạch, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng đô thị theo tiêu chí đô thị loại III đối với các tiêu chí còn thiếu, yếu và phấn đấu xây dựng, được công nhận đô thị loại III vào năm 2030, gồm thị trấn Như Quỳnh và 08 xã trong đó có Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải. Duy trì là một trung tâm công nghiệp - thương mại - dịch vụ, tài chính của tỉnh Hưng Yên và khu vực; là trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí hấp dẫn trong khu vực.
e) Về tên gọi
Xã Lạc Đạo: Là mảnh đất có lịch sử phát triển lâu đời. Đầu thế kỷ XIX, xã thuộc tổng Lạc Đạo thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sau năm 1831, tổng Lạc Đạo thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tổng Lạc Đạo được chia làm hai xã: Xã Lạc Đạo và xã Trung Kiên. Đến năm 1948 hai xã sáp nhập lấy tên là xã Trung Kiên. Giai đoạn 1979 – 1980.
Là nơi thành lập Chi bộ đầu tiên - chi bộ ghép ba huyện Văn Lâm - Gia Lâm - Thuận Thành gọi tắt là chi bộ Văn - Gia -Thuận (đầu năm 1938). ( Hiện nay đã xây dựng Nhà truyền thống cách mạng của huyên). Đây là nơi ở, nuôi giấu, giữ bí mật, nơi làm việc, hoạt động của rất nhiều cán bộ Trung ương, xứ ủy Bắc Kỳ. Đây là nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đóng trụ sở của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, lãnh sự quán....) của nước ngoài, cơ quan Bộ chỉ huy mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; Trên địa bàn có phong trào cách mạng sôi nổi trong suốt thời kỳ từ trước khi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên Văn - Gia - Thuận đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, được thể hiện qua các sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng.
f) Về trụ sở: Tại xã Chỉ Đạo: Đây là trung tâm của 03 xã, cơ sở vật chất tốt (có trụ sở mới), là địa điểm giao giữa 02 trục giao thông lớn là ĐT 385,380 thuận lợi cho người dân đến làm thủ tục hành chính; đồng thời trước mắt đáp ứng ngay được là trụ sơr trung tâm cho xã Lạc Đạo mới.
Về lịch sử: Năm 1890, công đường huyện Văn Lâm được đặt tại Đống Mối ( Thôn Cát Lư, xã Chỉ Đạo) - là vùng đất địa linh, đất rộng, phẳng.
3.3. Xã Đại Đồng: Thành lập xã Đại Đồng trên cơ sở nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Văn Lâm: xã Đại Đồng có diện tích tự nhiên là 8,894 km2, quy mô dân số là 12.480 người (nhận 0,704 km2 và 361 nhân khẩu của thôn Đồng Xá, xã Lạc Đạo và thôn Đồng Xá, xã Đình Dù); xã Việt Hưng có diện tích tự nhiên là 7,89 km2, quy mô dân số là 10.285 người và xã Lương Tài có diện tích tự nhiên là 8,90 km2, quy mô dân số là 9.959 người.
a) Kết quả sau sắp xếp
Sau khi sáp nhập thì xã Đại Đồng có:
- Diện tích tự nhiên: 25,68 km2 (đạt 122,30% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 32.724 người (đạt 204,53% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Đại Đồng giáp với thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (hiện hữu); huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (hiện hữu) các xã, phường: Thượng Hồng, Mỹ Hào và Lạc Đạo.
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC (là ĐVHC có vị trí trung tâm): Trụ sở xã Đại Đồng hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC: Các xã: Đại Đồng, Việt Hưng và Lương Tài là 03 ĐVHC cấp xã có địa giới hành chính liền kề; kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện cho phát triển KTXH; có nét tương đồng về lịch sử văn hoá, truyền thống của địa phương, đảm bảo kết nối hạ tầng đô thị, quản lý của chính quyền đô thị, tạo không gian phát triển; đảm bảo không tăng biên chế. Việc sắp xếp, sáp nhập 03 xã trên nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp ĐVHC;là cần thiết để mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa cao, tạo điều kiện để mở rộng không gian phát triển đô thị; góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; là điều kiện để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
c) Về lịch sử - văn hoá:
Về lịch sử: Vùng đất Văn Lâm gồm một số tổng của huyện Gia Lâm, Văn Giang, Siêu Loại, Lang Tài (Lương Tài) thuộc phủ Thuận An (1862 đổi là Thuận Thành),
- Huyện Siêu Loại: Tổng Đồng Xá, Tổng Đại Từ: Nay một phần về Bắc Ninh (Đồng Xá), còn lại là xã Đại Đồng và Việt Hưng ngày nay.
- Huyện Lang Tài: Tổng Lang Tài gồm: Cận Duyệt, Đồng Xuyên, Khuyến Thiện, Lương Tài, Mậu Duyệt, Mậu Lương, Nhuận Trạch, Tuấn Lương, Xuân Đào. Nay một phần tách về Cẩm Giàng, còn lại là xã Lương Tài.
Như vậy, 03 xã nằm trọn trong 03 Tổng thuộc 02 huyện Siêu Loại và Lang Tài.
Về văn hoá: Về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán: Có nhiều nét văn hoá tương đồng, chịu ảnh hướng lớn của văn hoá Kinh Bắc. Có nhiều quần thể kiến trúc độc đáo với đình, chùa, miếu, nghè, lễ hội thường bắt đầu từ Tết khai hạ đến rằm tháng 2 hàng năm. Dân cư chủ yếu phát triển nông nghiệp vì vậy văn hoá nông nghiệp rất đậm đà. Người dân cần cù chịu khó, sống có ngghiax, có tình, chung thuỷ, tương thân, tướng ái, dunhx cảm xả thân vì quê hương đất nước, bền bỉ phòng chống thiên tai, kiên cường chống ngoại xâm và áp bức, bóc lột.
Tôn giáo: Đa phần là theo phật giáo, 01 số ít theo công giáo
Nơi giao thương buôn bán chủ yếu của 03 xã tại chợ Nôm (xã Đại Đồng)
d) Về kinh tế - xã hội
Kể từ ngày 01/9/1999, khi huyện Văn Lâm được thành lập (tái lập huyện), Đảng bộ và Nhân dân huyện đã xác định xây dựng và phát triển huyện thành 02 vùng kinh tế,
Trong đó, định hướng phát triển kinh tế Vùng 2: Gồm 05 đơn vị hành chính trong đó có các xã: Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài; đây là khu vực có nhiều di tích lịch sử, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, các làng nghề thủ công. Là khu vực được UBND huyện xây dựng và phát triển theo hướng du lịch di tích, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển làng nghề thủ công (nghề đúc đồng Lộng Thượng) và một phần phát triển Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ. Về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội qua đánh giá hiện trạng cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV được quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị về cơ bản đô thị Văn Lâm đạt tiêu chí đô thị loại III.
Điều chỉnh địa giới hành chính thôn Đồng Xá (xã Lạc Đạo) và thôn Đồng Xá (xã Đình Dù) vào thôn Đồng Xá (xã Đại Đồng).
Lý do: + Thôn Đồng Xá (xã Đình Dù) có diện tích tự nhiên 0, 36 km2, dân số 190 nhân khẩu; thôn Đồng Xá (xã Lạc Đạo) có diện tích tự nhiên 0,35 km2, dân số 171 nhân khẩu, cả 2 thôn đều có quy mô số hộ gia đình chưa đảm bảo 50% theo quy định (dưới 150 hộ đối với thôn) và đều có vị trí địa lý cách biệt với các thôn khác trong xã, cách thôn gần nhất của xã Đình Dù, xã Lạc Đạo gần 10 km2.
+ Cả 2 thôn đều giáp thôn Đồng Xá (xã Đại Đồng) …
+ Việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa xã Đình Dù, xã Lạc Đạo và xã Đại Đồng nhằm giải quyết bất hợp lý về phân định địa giới đơn vị hành chính do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền các xã và thuận lợi cho nhân dân trên địa bàn trong quá trình giao dịch hành chính.
e) Về tên gọi: Đại Đồng có bề dày văn hoá, lịch sử truyền thống, có Đình Đại Đồng thờ Thánh Tam Giang Ông là một vị tướng lĩnh tài ba, văn võ toàn tài đã có công lớn dẹp giặc, cứu nước, cứu dân và được phong làm ” Hộ quốc Phúc thần “. Không những vậy, ông còn có công lập ra trại Đồng Cầu, ngày nay khu vực này chính là làng Đại Đồng. Có quần thể di tích Chùa Nôm, làng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dân tộc, nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Đặc biệt Làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đây là ngôi làng cổ nhất Việt Nam đến nay vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa. Đây cũng là nơi nổi tiếng với làng nghề đúc Đồng ở miền bắc “ Đồng nát thì về cầu Nôm, con gái nỏ mồm về ở với cha”.
f) Về trụ sở: Đại Đồng là nơi giao thương phát triển kinh tế, giao thông thuận lợi, trục kinh tế bắc nam chạy qua, ĐH15 chạy qua- là nơi giao thao vhoa kinh bắc và văn lâm,có khu di tích chùa nôm.... Có dư địa đất để mơr rộng trụ sở trongg tương lai.
***
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11 khoá XIII, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Văn Lâm nêu cao quyết tâm chính trị; thống nhất về nhận thức, tư tưởng; hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn, trên tinh thần quyết liệt, khẩn trương: “vừa chạy vừa xếp hàng”, “không được để gián đoạn công việc”, “bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ”, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; góp phần điều chỉnh không gian kinh tế, điều chỉnh sự phân công, phân cấp, phân bổ nguồn lực cho phát triển; bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá phù hợp cho phát triển của tỉnh và đất nước.
[1] Tổng Như Kinh được đổi thành Như Quỳnh từ năm 1821, nhân chuyến kinh lý miền Đông của vua Minh Mạng